Bản quyền phần mềm với phầm mềm không bản quyền có gì khác nhau

Nhiều người vì muốn tiết kiệm chi phí nên vẫn sử dụng phần mềm “lậu” bằng cách crack (hay còn gọi là bẻ khóa) thay vì phần mềm bản quyền mà không lường trước những hậu quả mà nó mang lại. Hãy cùng chúng tôi so sánh giữa việc sử dụng bản quyền phần mềm và phầm mềm không bản quyền như thế nào qua bài viết dưới đây.

Bản quyền phần mềm và phần mềm không bản quyền là gì

Bản quyền phần mềm là quyền được phép sử dụng phần mềm đó một cách hợp pháp. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp nào cũng được xem như sao chép phần mềm trái phép vậy. Người vi phạm sẽ bị xử theo luật xâm phạm quyền tác giả

Bản quyền phần mềm với phầm mềm không bản quyền  1

Phần mềm không bản quyền là việc “bẻ khóa” phần mềm bản quyền có tính năng tương tự giống như một phần mềm bản quyền nhưng sẽ bị hạn chế về một số tính năng nào đó. Việc sử dụng phần mềm không bản quyền tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

Lợi ích khi sử dụng bản quyền phần mềm

Việc sử dụng phần mềm bản quyền luôn được khuyên dùng hơn so với phần mềm không bản quyền vì những lý do phần mềm bản quyền đem lại:

Thứ nhất, việc sử dụng bản quyền “lậu” là vi phạm pháp luật, có thể bị phạt hành chính tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Thứ hai, sử dụng phần mềm “không chính chủ” có nhiều nguy cơ bị Malware (một dạng phần mềm độc hại) tấn công, lây nhiễm mã độc để lấy cắp thông tin cá nhân, gây hại cho máy tính của chính bạn cũng như có thể lan truyền sang máy tính của người khác và thực hiện những hành động tương tự.

Bản quyền phần mềm với phầm mềm không bản quyền  2

Thứ ba, loại phần mềm này không có đầy đủ chức năng và không vá lỗi kịp thời do hầu hết các phần mềm bẻ khóa hiện nay đều không có chức năng cập nhật lên bản mới.

Thứ tư, những người dùng phần mềm không có sự đồng ý của nhà sản xuất nếu gặp lỗi sẽ không được hỗ trợ cũng như không được đền bù bởi những sản phẩm này không bao gồm gói dịch vụ hỗ trợ trong quá trình sử dụng.

Với rất nhiều bất lợi khi sử dụng phần mềm “lậu”, người dùng nên chọn phiên bản “chính chủ” từ Microsoft để nhận được những lợi ích cao nhất. Với Windows bản quyền, máy tính của bạn sẽ sử dụng ổn định hơn, ít bị lỗi và gần như an toàn tuyệt đối trước các mã độc, virus, spyware do tính bảo mật của Windows bản quyền cực cao cũng như được cập nhật thường xuyên để đảm bảo máy bạn luôn chạy mượt và khắc phục các lỗi vặt. Chỉ cần một lần bỏ tiền duy nhất, bạn sẽ được sử dụng Windows bản quyền vĩnh viễn, thậm chí khi đổi máy, bạn vẫn có thể mang Windows bản quyền mà bạn đã mua sang máy đó, rất tiện lợi và tiết kiệm.

Còn với dân văn phòng, Office 365 là phần mềm không thể thiếu. Đây là bộ phần mềm bao gồm những ứng dụng văn phòng tiên tiến và thông dụng nhất hiện nay như Word 2016, Excel 2016, Powerpoint 2016, Outlook 2016. Đặc biệt, Office 365 bản quyền còn hỗ trợ ứng dụng “chính chủ” của Microsoft cả trên các thiết bị khác như máy tính bảng hay điện thoại. Phần mềm này luôn được cập nhật thường xuyên để luôn chạy mượt và không mắc phải các lỗi vặt. Hơn thế nữa, khi đăng ký Office 365, bạn sẽ được tặng 1TB dung lượng lưu trữ đám mây OneDrive, một dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft. OneDrive có thể dùng để lưu trữ các file, folders, ảnh, video… trực tuyến thay vì lưu trữ trên máy tính. Do đó, bạn có thể dễ dàng truy cập và chia sẻ dữ liệu được lưu trữ trên OneDrive ở thiết bị bất kỳ nào như điện thoại, máy tính bảng, máy tính khác nhau.

Tác hại khi sử dụng phần mềm bản quyền

Ngoài việc tiết kiệm chi phí khi sử dụng phần mềm không bản quyền thì nó đem lại những tác hại khó ngờ:

Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm máy tính tuy không còn là một lĩnh vực mới mẻ đối với mỗi quốc gia nhưng tình hình vi phạm bản quyền phần mềm vẫn luôn là một đề tài nóng mà mỗi quốc gia luôn phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta luôn là một trong những nước “dẫn đầu” về tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm dù đã có nhiều cố gắng ngăn chặn.

Bản quyền phần mềm với phầm mềm không bản quyền  3

Qua tìm hiểu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Hầu hết những công trình đó đều đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có rất ít đề tài chú trọng nghiên cứu về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Vì thế, với việc tìm hiểu về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu này mong muốn sẽ mang lại sự nhìn nhận đầy đủ và rõ ràng hơn về vấn đề này.

Bài viết khác

    Bình luận về bài viết

    avatar
    x
    Đánh giá:

    Sản phẩm liên quan

    Công ty CP Vật tư và Thiết bị VP CDC
    Theo giấy phép ĐKKD số 0105801222. Ngày cấp 23/02/2012 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Đại diện pháp luật: Phạm Tuấn Dũng