Core là gì?Phân biệt CPU intel Core i3,i5,i7 và i9 đơn giản

27-03-2024, 3:59 pm
Core là gì?Phân biệt CPU intel Core i3,i5,i7 và i9 đơn giản

Chúng ta đều biết đến CPU Intel Core và công dụng quan trọng của nó trong máy tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về Core là gì, hay cách thức hoạt động của nó ra sao và các thông số của nó là như thế nào.

Ở bài viết này, Máy tính CDC sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Core là gì và các thông số kỹ thuật về Core để hiểu rõ hơn về các dòng CPU Intel Core này nhé.

1. Core là gì?

Core CPU, hay còn gọi là nhân CPU, là đơn vị xử lý trung tâm độc lập trong một bộ vi xử lý. Mỗi core hoạt động như một bộ não riêng biệt, có khả năng xử lý các luồng dữ liệu độc lập. Số lượng core càng nhiều, CPU càng có khả năng xử lý nhiều tác vụ cùng lúc hiệu quả. Tuy nhiên, CPU có nhiều core cũng thường tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.

INTEL - Một thương hiệu sản xuất CPU nổi tiếng mà ai cũng biết tới đã sử dụng chính thuật ngữ để đặt tên cho các sản phẩm chip vi xử lý của mình theo từng phân khúc khác nhau như: Intel Core i3, Intel Core i5, Intel Core i7, Intel Core i9. Vậy, các dòng CPU này khác nhau như thế nào ?

Xem thêm: Intel Core thế hệ 14 ra mắt: ép xung bằng AI, mạnh không ngờ

2. Phân biệt CPU intel Core i3,i5,i7 và i9 cực đơn giản

Một điểm nổi bật để phân biệt giữa các dòng chip Intel Core này là số i càng cao, thì hiệu năng càng mạnh, cũng như là các công nghệ tích hợp càng tiên tiến và hiện đại. Mỗi 1-2 năm, Intel sẽ cải tiến các dòng CPU của mình với các thế hệ mới để nâng cao hiệu năng của chúng, đem tới khả năng xử lý tốt nhất cho người dùng.

2.1. Core i3 là gì?

Intel Core i3 là dòng CPU thuộc phân khúc cơ bản, giá rẻ và được sử dụng cho các máy tính để bàn, máy tính xách tay giá rẻ, hướng tới người dùng có nhu cầu làm việc, học tập và giải trí cơ bản như: Lướt web, sử dụng tin học văn phòng, xem phim... CPU Intel Core i3 có số lượng nhân 2-4 nhân, 4-8 luồng và thường có hậu tố U đi kèm nhằm đem tới khả năng tiết kiệm điện năng.

2.2. Core i5 là gì?

Intel Core i5 là dòng CPU thuộc phân khúc tầm trung và là dòng chip vi xử lý được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho các dòng PC, Laptop tầm trung, giá vừa phải và có hiệu năng mạnh hơn Intel Core i3. Dòng chip này có số lượng nhân 4-6 nhân, 6-12 luồng và có thể được tích hợp công nghệ Turbo Boost, Hyper-Threading, Intel® Thread Director, giúp đẩy cao tác vụ đa nhiệm của người dùng (Tùy từng thế hệ).

2.3. Core i7 là gì?

Intel Core i7 là dòng CPU thuộc phân khúc cao cấp, được chuyên sử dụng cho các dòng máy tính đòi hỏi cao về hiệu năng mạnh mẽ, khả năng xử lý đồ họa tốt để làm việc, chơi game hay các công việc đặc thù. Dòng này thường có 8-16 nhân, 16-24 luồng và luôn được tích hợp công nghệ Hyper-Threading hoặc Turbo Boost để nâng cao tốc độ xử lý. 

2.4. Core i9 là gì?

Intel Core i9 là dòng CPU thuộc phân khúc cao cấp nhất hiện nay của Intel, và nó được sử dụng cho các dòng PC, laptop cao cấp nhất và dành cho người dùng yêu cầu về hiệu năng mạnh mẽ nhất. CPU Intel Core i9 có thể đáp ứng mọi tác vụ của người dùng, từ tác vụ nhẹ nhất cho đến chuyên nghiệp nhất.

Dòng này có 8-16 nhân, 16-32 luồng và tích hợp các công nghệ hiện đại nhất như: Turbo Boost Max Technology 3.0, Hyper-Threading, Intel® Thread Director, Intel® Deep Learning Boost, Intel® AVX-512... Để đem tới hiệu suất tốt nhất trong tầm giá của nó.

3. Các thông số cần thiết khi lựa chọn core máy tính là gì?

3.1. Số nhân

Số nhân CPU là số lượng các đơn vị xử lý độc lập trong CPU. Mỗi nhân CPU có khả năng thực hiện các lệnh và xử lý dữ liệu riêng biệt, giúp nâng cao hiệu năng tổng thể của máy tính. Số lượng nhân càng nhiều thì tốc độ xử lý tác vụ của người dùng càng nhanh, chậm trễ thấp. 

3.2. Số luồng

Số luồng trong CPU là số lượng các tập lệnh mà CPU có thể xử lý đồng thời. Mỗi luồng có thể được coi là một "luồng ảo" chạy trên một nhân CPU, cho phép CPU thực hiện nhiều tác vụ cùng lúc một cách hiệu quả hơn. Số lượng luồng càng nhiều, CPU càng có khả năng xử lý đa nhiệm tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng luồng không ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của từng tác vụ riêng lẻ.

3.3. Xung nhịp

Xung nhịp trong CPU là số chu kỳ mà CPU thực hiện trong mỗi giây, được đo bằng đơn vị Gigahertz (GHz). Ví dụ: 3.4 GHz nghĩa là CPU thực hiện được 3.4 tỷ chu kỳ mỗi giây. Cũng như số nhân và số luồng, mức xung nhịp càng cao thì khả năng xử lý của CPU càng lớn.

3.4. Turbo boost

Công nghệ Turbo Boost là công nghệ của Intel nhằm tăng tốc độ xung nhịp của CPU khi cần thiết. Công nghệ này cho phép CPU tự động tăng tốc độ xung nhịp của một hoặc nhiều nhân lên mức cao hơn mức xung nhịp cơ bản, giúp cải thiện hiệu năng cho các tác vụ nặng và giúp tối đa hóa hiệu suất tổng thể của hệ thống.

3.5. Hyper - theading

Công nghệ Hyper-Threading (HT) là công nghệ nhằm tăng hiệu năng của CPU bằng cách cho phép mỗi nhân CPU có thể thực hiện hai luồng xử lý đồng thời, giúp cải thiện hiệu năng và hoạt động hiệu quả hơn mà không tốn quá nhiều điện năng.

3.6. Cache

Cache trong CPU là một bộ nhớ nhỏ, tốc độ cao được tích hợp bên trong CPU. Cache có chức năng lưu trữ bản sao của dữ liệu và lệnh được CPU sử dụng thường xuyên, giúp CPU truy cập dữ liệu nhanh hơn và cải thiện hiệu năng tổng thể của máy tính. Cache được chia thành 3 cấp độ: L1 < L2 < L3 và chúng giúp CPU tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm số lần truy cập RAM.

4. Kết luận

Như vậy, ở bài viêt trên, Máy tính CDC đã cùng các bạn tìm hiểu về Core là gì ? và cách phân biệt các dòng CPU Intel Core với các thông tin chi tiết được tổng hợp lại.

Nếu các bạn có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào cần được giải đáp và tư vấn về dịch vụ, các bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0946150066 hoặc Email: Datva@maytinhcdc.vn để được hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ này nhé.

Bạn có thể tham khảo:

Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị văn phòng CDC

Trụ sở chính: C18, Lô 9, KĐTM. Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Hotline 1: 0983.366.022 (Hà Nội)

CN.HCM: 51/1 Giải Phóng, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hotline 2: 0904.672.691 (TP.HCM)

Website: maytinhcdc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/maytinhcdc.vn/