Máy tính để bàn nên mua loại nào hiện nay? [Cập nhật 5/2024]

08-05-2024, 2:11 pm
Máy tính để bàn nên mua loại nào hiện nay? [Cập nhật 5/2024]

Máy tính để bàn là một trong những công cụ vô cùng quen thuộc với đời sống mỗi người chúng ta hiện nay để đáp ứng nhu cầu làm việc và giải trí. Tuy nhiên, trong quá trình chọn mua máy tính, chúng ta sẽ bị phân vân bởi nhiều yếu tố như: Thương hiệu, cấu hình, linh kiện...

Ở bài viết này, Máy tính CDC sẽ đi vào trả lời câu hỏi: "Máy tính để bàn nên mua loại nào hiện nay?" của nhiều người dùng để giúp các bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất.

1. Tiêu chí chọn mua máy tính để bàn chất lượng cao

Tiêu chí Yêu cầu
CPU - Bộ vi xử lý

Khi lựa chọn CPU của máy tính để bàn, các bạn nên cân nhắc tới các yếu tố sau:

- Thế hệ CPU: Như chúng ta đã biết, mỗi năm, các thương hiệu sản xuất CPU nổi tiếng như AMD và Intel sẽ cải tiến các dòng CPU của mình với hiệu năng cao hơn, hay sử dụng công nghệ mới hơn để đem tới hiệu suất tối ưu nhất cho người dùng.

  • Đối với CPU Intel Core: Các bạn nên sử dụng các dòng Chip thế hệ 12, 13 hoặc 14 bởi đây là các thế hệ thịnh hành và được đánh giá cao về hiệu suất xử lý. Các thế hệ 12 trở xuống hiện nay đã ngưng sản xuất.
  • Đối với CPU AMD Ryzen: Các bạn nên sử dụng các dòng Chip thế hệ 3,5 hoặc 5 bởi đây cũng là các thế hệ mới nhất và sở hữu tốc độ xử lý ổn định nhất.

- Hiệu năng CPU: CPU Intel Core và CPU AMD Ryzen được chia thành các dòng là: Intel Core i3, i5, i7, i9 và AMD Ryzen 3, 5, 7,9. Trong đó, i3, i5 và Ryzen 3, 5 là 2 dòng CPU phân khúc tầm trung, có hiệu năng vừa đủ, ổn định để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng cơ bản như nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên... Các dòng i7, i9 và Ryzen 7, 9 là 2 dòng CPU phân khúc cao cấp, sở hữu hiệu năng cao và mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu làm việc, giải trí chuyên nghiệp và nặng. Tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu cá nhân mà các bạn có thể chọn ra cho mình loại CPU phù hợp nhất trong tầm giá

- Hậu tố CPU:

+) Đối với Intel Core

  • Không có hậu tố: Đây là những CPU cơ bản nhất, phù hợp cho người dùng phổ thông.
  • K: CPU đã được mở khóa, có thể ép xung CPU để tăng hiệu suất.
  • F: CPU không có GPU tích hợp, thường rẻ hơn CPU có GPU tích hợp
  • KF: Giống như CPU có hậu tố K, CPU có hậu tố KF cũng có thể ép xung nhưng không có GPU tích hợp.
  • X: CPU hiệu năng cao, được thiết kế cho những người dùng cần hiệu suất tối đa. CPU X thường có nhiều nhân và luồng và có tốc độ xung nhịp cao hơn.
  • H: CPU di động hiệu năng cao, được thiết kế cho máy tính xách tay chơi game và máy trạm làm việc. 

+) Đối với AMD Ryzen:

  • X: Hiệu năng cao, thường dành cho người dùng đòi hỏi hiệu suất tối ưu, sở hữu nhiều nhân và luồng với tốc độ xung nhịp cao hơn so với các phiên bản tiêu chuẩn
  • G: CPU có tích hợp GPU Radeon Vega. 
  • C: CPU Ryzen di động tiết kiệm điện, thường được sử dụng trong laptop. CPU Ryzen có hậu tố C thường có hiệu năng thấp hơn so với bản X nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cơ bản
  • XT: Phiên bản nâng cấp của CPU Ryzen X, thường sở hữu tốc độ xung nhịp cao hơn và hiệu năng tốt hơn. 
  • S: Phiên bản tiết kiệm điện của CPU Ryzen X, thường có hiệu năng thấp hơn nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cơ bản.
  • F: CPU Ryzen không có GPU tích hợp, thường rẻ hơn so với bản có GPU.
Bộ nguồn - PSU

Các bạn nên chọn mua các bộ nguồn đạt tiêu chuẩn 80 Plus trở lên được thể hiện trên vỏ hộp bởi tiêu chuẩn này thể hiện chất lượng của những bộ nguồn, giúp các bạn phân loại và biết được hiệu suất hoạt động của PSU.

Các bạn cũng nên đánh giá thời gian sử dụng máy tính của mình và công suất của các linh kiện máy tính bởi các yếu tố đó quyết định đến số tiền các bạn sẽ phải chia trả cho mức độ tiêu thụ điện năng. Một PSU có khả năng tiết kiệm điện sẽ giúp đem tới lợi ích rất lớn cho người dùng dành nhiều thời gian làm việc và giải trí trên máy tính.

Các bạn hãy tìm đến các thương hiệu lớn và uy tín như: Seasonic, FSP, Antec, Cooler Master, Thermaltake, Corsair,... để chọn được bộ nguồn chất lượng tốt nhất trong tầm giá của mình nhé.

Bộ nhớ ROM

Khi lựa chọn bộ nhớ ROM cho máy tính để bàn, các bạn cần cân nhắc một số tiêu chí quan trọng sau:

- Loại ROM:

  • PROM (Programmable Read-Only Memory): ROM có thể lập trình một lần duy nhất, thường được sử dụng để lưu trữ dữ liệu cố định như chương trình khởi động (BIOS) hoặc firmware.
  • EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory): ROM có thể xóa và lập trình lại nhiều lần, tuy nhiên quá trình xóa và lập trình diễn ra chậm hơn so với EEPROM.
  • EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory): ROM có thể xóa và lập trình lại nhiều lần bằng tín hiệu điện, tốc độ xóa và lập trình nhanh hơn EPROM.

- Dung lượng:

Dung lượng ROM 2-8MB là đủ nếu bạn chỉ cần lưu trữ dữ liệu cơ bản như BIOS và firmware. Ngược lại, nếu bạn muốn lưu trữ thêm dữ liệu khác như bản đồ BIOS nâng cao hoặc phần mềm quản lý hệ thống, bạn sẽ cần dung lượng lớn hơn.

- Tốc độ:

Tốc độ ROM ảnh hưởng đến tốc độ truy cập dữ liệu và được đo bằng thời gian truy cập (access time), tốc độ truy cập càng thấp, hiệu suất hệ thống càng cao.

- Khả năng tương thích:

Các bạn nên chọn mua các loại ROM tương thích với bo mạch chủ của PC. Các bạn hãy kiểm tra thông số kỹ thuật của bo mạch chủ để xác định loại ROM phù hợp, bao gồm các yếu tố kết nối như: DIP, PLCC, SOIC và điện áp hoạt động.

Bộ nhớ RAM

Bộ nhớ RAM càng lớn thì tốc độ xử lý dữ liệu hay truy xuất dữ liệu càng nhanh. Nếu các bạn là dân văn phòng, học sinh, sinh viên hay người dùng cơ bản nói chung thì RAM dung lượng 4-8GB là vừa đủ. Ngược lại, nếu các bạn là người dùng chuyên nghiệp, có nhu cầu làm việc nặng hay giải trí cao thì RAM dung lượng 16GB trở lên là phù hợp nhất.

Một lưu ý nữa là hiện nay, 2 dòng RAM thịnh hành nhất là DDR4 và DDR5 và cả 2 dòng này đều được sản xuất trên tiến trình hiện đại để đem đến hiệu suất tốt nhất. 

Ổ cứng

Hiện nay, ổ cứng SSD đang là xu hướng bởi khả năng rút ngắn thời gian khởi động máy tính, khởi chạy ứng dụng và truy xuất dữ liệu nhanh, tiết kiệm điện năng tốt không phát ra tiếng ồn khi hoạt động với độ bền bỉ cao, vượt trội hơn nhiều so với HDD.

Ngoài ra, các bạn cũng nên quan tâm đến khả năng tương thích của ổ cứng với máy tính bởi hiện nay, SSD gồm nhiều giao diện kết nối như: mSATA, m2 - SATA, m2 - PCIe, SATA III,...

Dung lượng ổ cứng cũng là 1 yếu tố các bạn nên cân nhắc bởi hiện nay, SSD được chia thành nhiều loại khác nhau nhuwL 256GB, 512GB, 1TB, 2TB và tùy thuộc vào nhu cầu lưu trữ thông tin của mình, các bạn có thể chọn ra cho mình loại ổ cứng SSD có dung lượng vừa đủ.

Mainboard - bo mạch chủ  

Các bạn nên lựa chọn Mainboard dựa dựa theo Socket CPU, Chipset, khe cắm RAM, khe cắm VGA để đảm bảo sự tương thích giữa bo mạch và các linh kiện đi kèm để đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho máy tính.

Nếu các bạn có nhu cầu ép xung thì hãy lựa chọn Mainboard có hiệu năng và công suất mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu ép xung của mình. Ngoài ra, số cổng kết nối trên Main như: Cổng SATA và khe M.2, cổng USB, cổng Audio, cổng kết nối mạng,... cũng là tiêu chí các bạn nên quan tâm.

Hệ điều hành Hầu hết các dòng máy tính để bàn hiện nay đều sử dụng hệ điều hành Windows hoặc MacOS bởi đây là 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu sử dụng của mình mà các bạn có thể chọn 1 trong 2.
Vỏ máy tính Vỏ máy tính để bàn được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, nhưng chủ yếu được là từ kim loại để đem tới độ bền chắc chắn và khả năng tản nhiệt tối ưu. Tuy nhiên, có nhiều dòng case PC được làm từ vật liệu như nhựa với thiết kế cá tính, đặc biệt và đa dạng để phù hợp với nhu cầu đa dạng của các bạn.
Thương hiệu Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các thương hiệu máy tính để bàn nổi tiếng như HP, Dell, Lenovo, Asus, Acer... và mỗi thương hiệu sẽ có đặc điểm nổi bật riêng. Các bạn nên tìm hiểu thương hiệu về các dòng máy tính để bàn của họ để chọn
Giá thành Mức giá máy tính để bàn khá đa dạng, trải rộng từ phân khúc cơ bản cho đến cao cấp và giao động từ 5 đến 30 triệu đồng, thậm chí hơn đối với phân khúc cao cấp hơn.

Tùy theo nhu cầu công việc sử dụng hàng ngày mà người dùng cân nhắc sử dụng hiệu quả với mức giá phù hợp với khả năng tài chính.

2. Các thương hiệu máy tính để bàn HOT nhất hiện nay

2.1. Máy tính để bàn HP

Máy tính để bàn HP là một dòng máy tính nổi tiếng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. HP là một trong những thương hiệu nổi tiếng đáng gờm trong ngành công nghệ và hãng đã đưa ra nhiều dòng máy tính để bàn khác nhau cho mọi đối tượng người dùng..

Máy tính để bàn HP được thiết kế đa dạng để đáp ứng nhu cầu sử dụng từ người dùng cá nhân đến doanh nghiệp. Được đánh giá cao về độ tin cậy, hiệu suất mạnh mẽ và khả năng mở rộng linh hoạt. Máy tính để bàn HP đã trở thành sự tin dùng hàng đầu của các cá nhân, doanh nghiệp.

2.2. Máy tính để bàn Dell

Máy tính để bàn Dell luôn được chú trọng vào kiểu dáng thiết kế hiện đại, tinh tế và tiết kiệm không gian. Hiệu năng cũng là một ưu tiên của Dell khi trang bị cho máy các dòng CPU, RAM, VGA đời cao từ các hãng lớn Intel, AMD, NVIDIA… và ổ cứng dung lượng lớn để đạt hiệu suất tốt nhất. Từ hiệu suất mạnh mẽ cho đến thiết kế chất lượng, máy tính để bàn Dell đáp ứng được mọi nhu cầu, từ người dùng cá nhân cho đến doanh nghiệp lớn.

2.3. Máy tính để bàn Lenovo

Máy tính để bàn Lenovo là sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu suất mạnh mẽ và độ tin cậy cao. Máy được đánh giá cao về hiệu suất ổn định và khả năng đáp ứng các nhu cầu sử dụng đa dạng. Với các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ RAM lớn và card đồ họa chất lượng, máy tính Lenovo mang đến cho người dùng khả năng xử lý mượt mà các tác vụ từ những công việc văn phòng hàng ngày cho đến những nhu cầu đòi hỏi đồ họa và xử lý đa phương tiện.

3. Máy tính để bàn nên mua loại nào hiện nay?

 Dựa vào các thông tin về các tiêu chí lựa chọn máy tính để bàn và các thương hiệu máy tính để bàn nổi tiếng hiện nay, việc chọn mua máy tính để bàn nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của các bạn. Với mỗi thương hiệu, máy tính để bàn sẽ có những ưu điểm, nhược điểm hay điểm nổi bật riêng. Ví dụ:

- Máy tính để bàn HP: 

  • Ngoại hình thu hút, chuyên nghiệp, nhỏ gọn, tinh tế, 
  • Chất liệu bền bỉ, chắc chắn, được làm từ kim loại, nhựa ABS, dễ lắp đặt và bảo trì
  • Chất lượng Mainboard, PSU và linh kiện cao, đáng tin cậy, chính hãng, được kiểm tra kỹ lưỡng
  • Tính năng bảo mật cao, hiệu năng cực ổn định và đa dạng
  • Giá thành đa dạng, nhiều phân khúc, đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng

- Máy tính để bàn Dell:

  • Độ bền cao đáng kinh ngạc, trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt, được làm từ nhôm hoặc thép
  • Ít gặp lỗi hơn so với máy tính lắp ráp
  • Đa dạng cấu hình để người dùng dễ lựa chọn
  • Đầy đủ các cổng kết nối
  • Giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng

- Máy tính để bàn Lenovo:

Theo một khảo sát được thực hiện đầu năm 2023 trên 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam, có đến 29% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đang máy tính để bàn của Lenovo để làm việc. Đây là một bằng chứng rõ nhất chứng minh chất lượng và độ tin cậy của máy tính của Lenovo. 

Với những ưu điểm nổi bật mang lại nhiều lợi ích của máy tính để bàn Lenovo, tuy vẫn còn tồn tạ một số nhược điểm nhưng máy tính để bàn Lenovo vẫn là 1 sự lựa chọn đáng giá và tin dùng.

4. Gợi ý cho các bạn một số máy tính để bàn đáng mua nhất 2024

4.1. Máy tính để bàn Dell Vostro 3020 - SFFI52018W1 (i5 13400/16GB/512GB/W11)

- CPU: Intel Core i5-13400 (20 MB cahe, upto 4.60 GHz)
- Bộ nhớ Ram: 16GB DDR4 3200MHz (1x16GB)(2khe, tối đa 64GB)
- HDD: 512 SSD PCIe NVMe (x HDD 3.5" sata)
- Cổng kết nối:1x HDMI,1x Displayport 1.4
- Kết nối mạng: Lan Gigabit, Wifi + Bluetooth
- VGA: Intel UHD Graphics 730
- Hệ điều hành: Windows 11 Home

4.2. Máy tính để bàn Dell OptiPlex 7010 SFF - 7010SFF8G5121Y

- CPU: Intel Core i5-13500 (2.5GHz up to 4.8GHz, 24 MB Intel Smart Cache)
- Bộ nhớ Ram: 8GB DDR4 3200MHz (1x8GB) (x2 slot) - max 64GB
- HDD: 512GB SSD PCIe NVMe (x1 HDD 3.5" sata)
- Cổng kết nối:1x HDMI,1x Displayport 1.4
- Kết nối mạng: Lan Gigabit
- VGA: Intel UHD Graphics 770
- Hệ điều hành: Ubuntu

4.3. Máy tính để bàn HP Elite 600 G9 SFF 7E9H0AV (i7 13700/16GB/512GB/W11)

- CPU: Core i7-13700 (2.1GHz upto 5.1GHz, 16-Core, 24MB Cache,)
- Bộ nhớ RAM: 16GB (1x16GB) DDR5 4800 UDIMM Memory
- Ổ cứng: 512Gb SSD
- Card đồ họa: Intel UHD Graphics 770
- Hệ điều hành: Windows 11 Home 64 Plus Single Language APAC EM PPP

4.4. Máy tính để bàn HP Elite Tower 600 G9 - 9H097PT (i5 13500/8GB/256GB/W11)

- CPU: Intel Core i5-13500
- Bộ nhớ Ram: 8GB
- Ổ cứng: 256GB SSD
- Card màn hình: Intel Graphic UHD 770
- Kết nối: WLAN + Bluetooth

4.5. Máy tính để bàn Lenovo ThinkCentre Neo 50S 11T000B5VA (i712700/8GB/256GB)

- CPU: Core i7 12700 2.10GHz
- Bộ nhớ RAM: 8GB DDR4 3200
- Ổ cứng: 256Gb SSD
- Card đồ họa: Intel UHD Graphics 730
- Hệ điều hành: NoOS

4.6. Máy tính để bàn Lenovo ThinkCentre neo 50t 11SE004UVA

- CPU: Intel® Core™ i7-12700 P-core 2.1Ghz up to 4.8Ghz, E-core 1.6Ghz up to 3.6Ghz, 25MB
- RAM: 8GB DDR4 3200MHz (1x8GB), 2 khe cắm Ram, hỗ trợ tối đa 64GB
- Ổ cứng: 256GB SSD PCIe NVMe
- VGA: Intel® UHD Graphics 770
- OS: No OS

5. Tổng kết

Như vậy, ở bài viết trên, Máy tính CDC mong rằng chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc: "Máy tính để bàn nên mua loại nào hiện nay?" và đã giúp được các bạn có những tiêu chí chọn mua máy tính để bàn chi tiết hơn.

Nếu các bạn có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào cần được giải đáp và tư vấn về dịch vụ, các bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0946150066 hoặc Email: Datva@maytinhcdc.vn để được hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ này nhé.

Bạn có thể tham khảo: 

Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị văn phòng CDC

Trụ sở chính: C18, Lô 9, KĐTM. Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Hotline 1: 0983.366.022 (Hà Nội)

CN.HCM: 51/1 Giải Phóng, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hotline 2: 0904.672.691 (TP.HCM)

Website: maytinhcdc.vn

Facebook: https://www.facebook.com/maytinhcdc.vn/