Ép xung CPU là một thao tác được nhiều người dùng máy tính chuyên nghiệp áp dụng để nâng cao hiệu suất máy tính của mình tới mức tối đa. Vậy, ép xung CPU là gì? Ép xung CPU có hại không? Ở bài viết này, Máy tính CDC sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn nhé
Ép xung là phương pháp nâng cao, hay cải thiện tốc độ xung nhịp của CPU vượt qua định mức giới hạn, giúp CPU hoạt động ở tốc độ cao hơn so với tốc độ ban đầu. Trong đó, tốc độ xung nhịp là số chu kỳ mà CPU có thể hoàn thành trong một giây và được đo bằng Hertz (Hz). Việc ép xung CPU sẽ cho phép bộ vi xử lý của bạn hoàn thành nhiều lệnh và nhiều phép toán hơn mỗi giây, từ đó đẩy cao hiệu năng của máy tính.
Việc ép xung CPU mang lại nhiều lợi ích cho người dùng trong việc giải trí hay làm việc chuyên nghiệp:
- Nâng cao hiệu suất xử lý: Đây là lợi ích chính và trực tiếp nhất của việc ép xung CPU. Khi tốc độ xung nhịp được tăng lên, CPU có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn trong cùng một đơn vị thời gian, dẫn đến hiệu suất cao hơn cho các tác vụ như chơi game, chỉnh sửa video, render 3D, v.v.
- Tiết kiệm chi phí nâng cấp/thay mới: Thay vì phải mua một chiếc CPU mới có hiệu năng cao hơn, các bạn có thể ép xung chiếc CPU hiện tại của mình đạt được hiệu suất tương đương mà không phải tốn chi phí.
- Khả năng tùy chỉnh linh hoạt: Ép xung CPU cho phép các bạn điều chỉnh hiệu suất của CPU theo nhu cầu cá nhân như là: Bạn có thể ép xung một số lõi nhất định hoặc tất cả các lõi.
- Trải nghiệm chơi game mượt mà hơn: Ép xung CPU có thể giúp cải thiện đáng kể hiệu suất chơi game, đặc biệt là trong các trò chơi đòi hỏi nhiều CPU, làm giảm thiểu hiện tượng giật lag, tearing và stuttering, mang đến cho bạn trải nghiệm chơi game mượt mà và thú vị hơn.
- Tăng hiệu quả làm việc: Ép xung CPU cũng giúp người dùng nâng cao năng suất làm việc do các tác vụ nặng như chỉnh sửa video, render 3D, lập trình, v.v giờ đây đã được xử lý nhanh hơn và thời gian chờ được rút ngắn
Tuy đem lại nhiều lợi ích cho người dùng, tuy nhiên, việc ép xung CPU vẫn có 1 số nhược điểm nhất định:
- Ảnh hưởng tới tuổi thọ các linh kiện: Nhà sản xuất thiết lập ngưỡng hoạt động ban đầu cho CPU để đảm bảo các linh kiện đi kèm có thể sử dụng bền bỉ và đạt tuổi thọ như dự kiến. Việc ép xung CPU ở tần suất cao có thể gây quá tải nhiệt cho máy tính và làm ảnh hưởng tới các linh kiện xung quanh, dẫn tới việc giảm tuổi thọ hay dễ hư hỏng.
- Tiêu tốn nhiều điện năng: Việc thực hiện nhiều phép tính hơn mỗi giây đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tuy tiết kiệm chi phí nâng hay thay mới CPU, nhưng điều này sẽ tiêu hao thêm chi phí sử dụng điện.
- Máy tính dễ bị quá nhiệt: Vì tiêu thụ nhiều điện năng hơn và hoạt động với tần suất cao hơn nên CPU sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn. Nếu máy tính của bạn không được trang bị quạt tản nhiệt tốt thì tình trạng nóng máy là dễ gặp phải, dẫn tới tình trạng giật, lag hay thậm chí sập nguồn do quá nhiệt..
- Ảnh hưởng đến chế độ bảo hành: Trừ trường hợp bạn đang sử dụng phần cứng được thiết kế nhằm hỗ trợ ép xung, còn lại đa phần các nhà sản xuất sẽ không bảo hành nếu nhận thấy linh kiện hư hại đã có dấu hiệu ép xung. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
Ép xung CPU có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro nhất định. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định ép xung CPU và thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho CPU và hệ thống máy tính.
Các bạn chỉ nên ép xung CPU khi thực sự cần thiết và các bạn có kiến thức về việc ép xung, hay các kĩ thuật máy tính nâng cao, bạn chấp nhận được rủi ro có thể xảy ra khi ép xung CPU và bạn cần máy tính có hiệu suất cao hơn để làm việc, giải trí chuyên nghiệp. Nếu ngược lại thì các bạn không nên ép xung CPU để bảo toàn độ ổn định của máy tính và các linh kiện phần cứng.
Do thao tác ép xung CPU tiềm ẩn nhiều rủi ro về bảo hành và độ bền linh kiện nên các bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Sau khi đã chắc chắn về quyết định, các bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
Do cơ chế ép xung CPU sẽ khiến cho bộ vi xử lý tăng nhiệt độ đáng kể nên các bạn cần xác định mức nhiệt tối đa của nó để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo. Để làm được điều này, các bạn sẽ cần sự hỗ trợ của phần mềm Core Temp.
Các bạn hãy tải và cài đặt phần mềm, sau đó mở phần mềm lên để theo dõi nhiệt độ CPU hiện tại. Các bạn hãy chú ý tới mức nhiệt của nhân xử lý thấp nhất bởi đây là nhân tố giúp bạn nhận biết rõ nhiệt độ tối đa của CPU khi hoạt động mạnh.
Để tránh tình trạng quá nhiệt, các bạn hãy tải về và sử dụng phần mềm Prime95 để kiểm tra khả năng vận hành của CPU khi làm việc ở cường độ cao. Sau khi tải về và cài đặt, bạn hãy thử chạy 1 vài tác vụ thật nặng để cho CPU hoạt động tối đa, lúc này hãy theo dõi và thực hiện các tác vụ để đưa ra đánh giá.
Bước 1: Nhấn Windows + I > Update & Security.
Bước 2: Click chọn Recovery.
Bước 3: Tại Advanced startup > Chọn Restart now.
Bước 4: Chờ một chút để laptop tái khởi động, sau đó click vào Troubleshoot tại menu tùy chọn.
Bước 5: Vào theo đường dẫn Advanced options > UEFI Firmware Settings > Restart.
Thao tác này đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bạn để chắc chắn rằng ép xung CPU không gây hại cho máy tính của bạn. Các bạn cần tăng hệ số nhân và điện áp rồi lưu lại các thiết lập này và khởi động lại máy. Sau mỗi lần như vậy, hãy kiểm tra lại xem hiệu quả sức mạnh và sức bền của máy tính qua hai công cụ là Core Temp và Prime 95.
Như vậy, ở bài viết trên, Máy tính CDC đã giải đáp thắc mắc của các bạn "Ép xung cpu có hại không?", giúp các bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích và nhược điểm khi ép xung CPU trên PC, Laptop
Nếu các bạn có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào cần được giải đáp và tư vấn về dịch vụ, các bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0946150066 hoặc Email: Datva@maytinhcdc.vn để được hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ này nhé.
Bạn có thể tham khảo:
Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị văn phòng CDC
Trụ sở chính: C18, Lô 9, KĐTM. Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Hotline 1: 0983.366.022 (Hà Nội)
CN.HCM: 51/1 Giải Phóng, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline 2: 0904.672.691 (TP.HCM)
Website: maytinhcdc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/maytinhcdc.vn/
STK 1: 00668899001 Tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong – CN Hà Nội
STK 2: 0021000294718 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Hà Nội
STK 3: 0661100288008 tại Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Thăng Long
STK 4: 19025584990019 tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - CN Chương Dương
STK 5: 19035938058015 Phạm Thị Quỳnh Giang tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
VP Hà Nội: C18, Lô 9, KĐTM. Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Hotline: 0902.077.769
Địa chỉ: 51/1 Giải Phóng, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0904.672.691
Công ty CP Vật tư và Thiết bị VP CDC. Theo giấy phép ĐKKD số 0105801222. Ngày cấp 23/02/2012 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Đại diện pháp luật: Phạm Tuấn Dũng