Để máy tính có khả năng xử lý đồ họa tốt và cho ra những hình ảnh sắc nét, trung thực và bắt mắt thì không thể thiếu đi sự hỗ trợ của GPU. Vậy, GPU thực chất là gì ? Các bạn hãy cùng Máy tính CDC đi vào tìm hiểu khái niệm GPU và cách phân biệt GPU với CPU nhé.
GPU là viết tắt của Graphics Processing Unit, hay còn gọi là bộ xử lý đồ họa. Đây là một bộ phận quan trọng trong máy tính, có nhiệm vụ xử lý các tác vụ liên quan đến hình ảnh và video, đặc biệt là trong các tác vụ liên quan tới đồ họa như: Thiết kế đồ họa, chơi game cấu hình cao...
CPU và GPU có cách thức hoạt động khác nhau nhưng lại có mối liên hệ vô cùng mật thiết với nhau bởi việc một mình CPU xử lý các phần mềm nặng và game cấu hình cao là điều không hề dễ. Chính vì thế, GPU đã ra đời với tư cách là 1 là giải pháp bổ trợ cho CPU, giúp giải quyết những khó khăn mà CPU gặp phải khi làm việc độc lập.
Nhờ có GPU mà giờ đây người dùng có thể thỏa thích trải nghiệm với các tựa game hot nhất hiện nay có đồ họa đẹp một cách mượt mà, hay sử dụng các phần mềm chỉnh sửa, thiết kế chuyên nghiệp để cho ra các sản phẩm video/hình ảnh đẹp nhất, mượt mà nhất.
Xem thêm: Core là gì?Phân biệt CPU intel Core i3,i5,i7 và i9 đơn giản
Như chúng ta đã đề cập ở trên, GPU được thiết kế để giải quyết những vấn đề mà CPU đang gặp phải trong công việc xử lý đồ họa. Do đó, lợi ích và chức năng chính của GPU sẽ bao gồm như sau:
Đặc điểm | CPU | GPU |
---|---|---|
Chức năng chính |
Tiếp nhận lệnh và điều khiển thông tin trực tiếp từ máy tính. Là bộ phận xử lý trung tâm, là bộ não của máy tính
|
Xử lý các tác vụ đồ họa, xử lý các thông tin song song. Là một bộ phận hỗ trợ cho CPU chứ không hoạt động thay CPU |
Số lượng lõi | Ít (thường từ 4 đến 16) | Nhiều (thường từ hàng trăm đến hàng nghìn) |
Tốc độ xung nhịp | Cao | Thấp hơn CPU |
Khả năng xử lý song song | Thấp | Cao. Được thiết kế riêng chỉ để tính toán |
Cho tới thời điểm hiện nay, GPU được chia thành 2 loại là GPU tích hợp và GPU rời:
GPU tích hợp hiện nay đang chiếm phần lớn và được sử dụng cho các dòng Laptop nhiều phân khúc khác nhau. GPU tích hợp được đặt trong CPU thay vì đi kèm với 1 chiếc Card màn hình rời. Việc tích hợp GPU với CPU đem đến khả năng tiết kiệm điện năng tiêu thụ năng và tối ưu chi phí mua sắm ban đầu của người dùng. Nhờ đó mà các dòng PC hay Laptop dành cho người dùng cơ bản có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của họ mà vẫn cho ra những khung hình sắc nét, đẹp mắt để đem tới trải nghiệm sử dụng tốt nhất.
GPU tích hợp còn kết hợp với RAM để đem tới sức mạnh xử lý mạnh mẽ gấp 2 lần, từ đó có thể xử lý mọi dữ liệu hình ảnh, tốc độ khung hình hay độ phân giải một cách nhanh chóng dù là chơi game hay làm việc đồ họa.
GPU rời là con chip hoạt động riêng biệt được gắn trong khe cắm PCI Express của máy tính. GPU Tích hợp có thể hoạt động ổn định trên nhiều máy tính khác nhau. Tuy nhiên, đối với những ứng dụng yêu cầu nguồn tài nguyên lớn để xử lý, GPU rời sẽ thích hợp hơn để xử lý công việc bởi nó có thể tăng khả năng xử lý nhờ vào khả năng tiêu thụ điện. Thông thường, GPU rời sẽ yêu cầu máy tính có hệ thống làm mát mạnh mẽ để tăng hiệu quả làm việc của GPU.
GPU là yếu tố then chốt để xử lý đồ họa 3D trong các game di động, đảm bảo hình ảnh mượt mà, sắc nét và sống động. GPU mạnh mẽ giúp nâng cao hiệu năng chơi game, cho phép người dùng trải nghiệm các tựa game nặng một cách mượt mà và ổn định. Một số GPU còn hỗ trợ các công nghệ tiên tiến như ray tracing, giúp tạo hiệu ứng ánh sáng và bóng đổ chân thực hơn.
Ngoài ra, GPU trên điện thoại giúp cho mọi hiển thị trên màn hình điện thoại, từ hình ảnh, cho đến video chạy trên youtube, website, mạng xã hội được sắc nét và liền mạch, đảm bảo trải nghiệm sử dụng của người dùng được mĩ mãn nhất.
Tương lai và trí tuệ nhân tạo và những lý do mà GPU hiện tại được áp dụng rộng rãi trong y khoa, điện tử, mô hình tài chính, nghiên cứu khoa học hiện đại và những lĩnh vực liên quan tới thăm dò dầu khí... Đây là những thứ được mong chờ nhất và hướng đến tương lại khi con người không cần phải làm những công việc nặng nhọc nữa, mà những con robot có trí tuệ nhân tạo sẽ đứng ra thay chúng ta làm điều đó.
Khi GPU được ứng dụng trong trò chơi, các game thủ sẽ có trải nghiệm chơi game mượt mà và tốc chiến hơn với hình ảnh sống động và chân thực từ chi tiết nhỏ nhất bởi lúc này, GPU đang được phát huy hết công dụng. Các tựa game hot nhất hiện này yêu cầu khả năng xử lý hình ảnh tốt như: Lol, PUBG hay Call of Duty,.. cũng sẽ cần tới sự hỗ trợ của GPU để đạt được cấu hình yêu cầu.
Đồ họa là thế mạnh của card GPU, đặc biệt là trong hình ảnh và video. Lõi Cuda core của GPU giúp nó tiếp nhận và xử lý các thông tin và yêu cầu dựng video chất lượng cao như 2K hoặc 4K. Người dùng sẽ không gặp phải tình trạng giật lag hay chậm trễ bởi GPU đã giúp bạn xử lý các vấn đề đó rồi.
Trong y học, y khoa, GPU đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các hình ảnh nội soi, chụp X-Ray hay siêu âm. GPU giúp cho các hình ảnh hiển thị trong các thao tác kia được rõ ràng hơn, sắc nét hơn, từ đó giúp cho các bác sĩ nhìn rõ hơn và chuẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Chức năng chính của GPU là xử lý các công việc về hình ảnh và đồ họa, trong khi một chiếc máy tính không chỉ hoạt động dựa vào mỗi đồ họa không. Do đó, GPU cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa thể thay thế cho CPU bởi GPU chỉ là một bộ phận hỗ trợ cho CPU. Tuy GPU còn có thực hiện những phép tính phức tạp và xử lý thông minh không khác gì CPU nhưng như vậy vẫn chưa đủ để đảm bảo sự hoạt động ổn định của máy tính.
CPU ngày càng được cải tiến và tích hợp chức năng xử lý hình ảnh, đồ họa phức tạp và có thể trong tương lai, máy tính sẽ không cần phải trang bị cả CPU lẫn GPU mà CPU sẽ làm cả nhiệm vụ của GPU. Nhưng đồng nghĩa với đó là một chiếc máy tính có CPU tích hợp CPU sẽ có giá thành cao hơn nhiều so với loại sử dụng CPU đơn thuần. Vì vậy, việc CPU có thể thay thế cho GPU hay không vẫn còn phụ thuộc vào các hãng ông lớn trên thị trường là Intel và NVIDIA.
GPU sẽ chỉ phát huy hết khả năng mạnh mẽ của mình khi bo mạch chủ của máy tính được trang bị khe cắm PCI-e x16. Đây là đầu nối mà hầu hết các nhà sản xuất Mainboard đều thiết kế dành riêng cho GPU nên khi chọn Mainboard, các bạn nên chọn các loại có khe cắm này để sử dụng GPU một cách hiệu quả.
Ngoài chú ý đến bo mạch chủ, kích thước chiều dài của GPU cũng là một lưu ý mà các bạn nên chú ý khi chọn mua GPU. Dựa vào loại bảng mạch chủ mà máy tính mà bạn sử dụng, bạn hãy lựa chọn loại GPU có kích thước tương ứng với khe cắm để tránh trường hợp GPU không vừa với khe cắm PCl.
Các bạn cần phải đảm bảo nguồn điện của GPU phải tương thích với máy tính để có thể hoạt động ổn định. Nguồn máy tính từ 300W – 400W dành cho GPU mức thấp, nguồn máy tính từ 400W – 500W dành cho GPU mức tầm trung và nguồn máy tính từ 700W dành riêng cấu hình GPU của AMD và NVIDIA.
Hiện nay, hai thương hiệu GPU phổ biến nhất trên thị trường là NVIDIA và AMD. Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau.
NVIDIA là nhà sản xuất GPU lớn nhất thế giới và cung cấp nhiều dòng GPU cho các phân khúc khác nhau, từ phổ thông đến cao cấp. NVIDIA Nổi tiếng với hiệu năng cao và khả năng tương thích tốt với nhiều phần mềm.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Một số dòng sản phẩm nổi bật của NVIDIA:
AMD là nhà sản xuất GPU lớn thứ hai thế giới và nổi tiếng với các dòng GPU có hiệu năng cao và giá cả cạnh tranh.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Một số dòng sản phẩm nổi bật của AMD:
Ngoài hai thương hiệu trên, bạn cũng có thể tham khảo một số thương hiệu khác như:
Như vậy, ở bài viết trên, MaytinhCDC đã cung cấp cho các bạn các thông tin chi tiết về GPU là gì, và các cách phân biệt GPU với CPU, giúp các bạn hiểu rõ hơn về GPU cũng như là nhận ra sự khác biệt giữa CPU - chip vi xử lý và GPU - chip xử lý đồ họa.
Nếu các bạn có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào cần được giải đáp và tư vấn về dịch vụ, các bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0946150066 hoặc Email: Datva@maytinhcdc.vn để được hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ này nhé.
Bạn có thể tham khảo:
Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị văn phòng CDC
Trụ sở chính: C18, Lô 9, KĐTM. Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Hotline 1: 0983.366.022 (Hà Nội)
CN.HCM: 51/1 Giải Phóng, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline 2: 0904.672.691 (TP.HCM)
Website: maytinhcdc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/maytinhcdc.vn/